2.1. Đàm thoại gợi mở
Đàm thoại gợi mở (đàm thoại tìm tòi, đàm thoại phát hiện, Socratic teaching method): GV đưa ra hệ thống câu hỏi, từ đó HS có thể tư duy, suy luận, trình bày, tranh luận (GV-HS, HS-HS) để tìm ra câu trả lời phù hợp, qua đó hình thành khái niệm.
Các bước thực hiện
Bước 1: GV đặt câu hỏi cho cả lớp
Lựa chọn và sắp xếp hợp lí hệ thống câu hỏi: chia các vấn đề phức tạp thành nhiều vấn đề đơn giản nhỏ hơn, tuỳ thuộc vào trình độ tư duy của HS.
Các câu hỏi phải có sự kết nối với nhau, kết thúc chuỗi câu hỏi thì HS phải gắn kết được mạch tư duy từ đầu đến cuối.
Các câu hỏi phải rõ ràng, mức độ khó phải phù hợp: nếu quá khó thì HS không suy nghĩ được, nếu quá dễ thì HS không vận dụng tư duy.
Đảm bảo rằng tất cả HS đều nghe rõ câu hỏi, có thể lặp lại câu hỏi hoặc yêu cầu HS nhắc lại câu hỏi.
Bước 2: HS suy nghĩ câu trả lời
Có thể yêu cầu HS viết ra giấy, hoặc dùng kĩ thuật think-pair-share.
Dành thời gian hợp lí đủ để HS suy nghĩ.
Bước 3: GV chỉ định một vài HS trả lời, tranh luận đáp án
Nếu HS chưa trả lời được thì đặt các câu hỏi khác đơn giản hơn, GV không trả lời ngay.
Khiến tất cả HS đều phải tham gia: yêu cầu HS viết câu trả lời ra giấy, yêu cầu nhận xét và so sánh câu trả lời với bạn, bình chọn câu trả lời, kết hợp các kĩ thuật DH hợp tác.
GV cần nhắc lại câu trả lời của HS cho cả lớp.
GV cần tỏ ra hài lòng với câu trả lời của HS, khen ngợi câu trả lời đúng, không được chê bai câu trả lời chưa đúng → giải thích lí do hoặc đặt thêm câu hỏi để HS phản biện câu trả lời của chính mình.
Có thể áp dụng kĩ thuật công não (brainstorm): yêu cầu HS xung phong phát biểu lấy điểm cộng (hoặc HS phát biểu liên tục theo thứ tự nào đó), mỗi HS nêu 1 ý; hoặc cả lớp nhắn tin/dán câu trả lời lên bảng.
Bước 4: GV kết luận đáp án sau mỗi câu hỏi/vấn đề
Khi giải quyết xong mỗi câu hỏi/vấn đề: GV cần kết luận lại kết quả, khéo léo dựa vào ngôn ngữ của HS + kiến thức chính xác.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019). Chương trình tập huấn giáo viên ETEP - Module 2.
Ví dụ
VD1: Lần lượt đặt các câu hỏi để đưa HS đến khái niệm liên kết cộng hoá trị
Trò chơi: Mỗi hình vuông dưới đây có 4 dấu chấm xung quanh, tổng cộng có 8 dấu chấm. Hãy tìm cách để xung quanh mỗi hình vuông có 5 dấu chấm, có thể di chuyển vị trí các dấu chấm và hình vuông nhưng tổng số dấu chấm vẫn là 8.
Hãy nhớ lại cấu hình bền của khí trơ có đặc điểm gì? Làm cách nào để cả 2 nguyên tử F có thể đạt được cấu hình bền?
VD2: Thực hiện thí nghiệm tính tan của HCl trong nước, sau đó lần lượt đặt các câu hỏi dẫn dắt để đưa HS đến tính chất
Tại sao nước phun vào bình?
Khí HCl có tan nhiều trong nước không?
Khi tan, áp suất trong bình như thế nào so với áp suất khí quyển? Câu hỏi 4. Như vậy nước bị đẩy vào trong bình là do đâu?
Tại sao nước bị đổi màu?
Kết luận: Tính tan nhiều của HCl trong nước
→ Khác DHKP ở chỗ trong DHKP thì GV cần đưa ra vấn đề (tan nhiều hay ít?), HS đề xuất giả thuyết và hướng kiểm chứng, sau đó mới thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết và kết luận