2.5. Dạy học hợp tác
5 nguyên tắc cần đảm bảo
1) Sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính tích cực (sink or swim together): GV cần có phần điểm chung cho cả nhóm.
2) Tương tác trực tiếp mặt đối mặt: mỗi nhóm tốt nhất là 4 HS.
3) Trách nhiệm của cá nhân: GV cần:
Giữ quy mô nhóm phù hợp: nhóm càng nhỏ thì trách nhiệm cá nhân càng cao
Phát bài kiểm tra cá nhân: vd mỗi cá nhân cần điền form đánh giá nhóm thuyết trình và nộp lại cho GV
Gọi ngẫu nhiên 1 thành viên trong nhóm trình bày kết quả thảo luận
Chỉ định nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm: 1 HS làm người kiểm tra
4) Các kỹ năng hoạt động nhóm: GV cần theo sát và hướng dẫn HS kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề
5) Đánh giá củng cố nhóm thường xuyên: GV hướng dẫn HS đánh giá thường xuyên việc hoạt động nhóm theo các câu hỏi:
Nhóm đã hoàn thành mục tiêu đề ra chưa?
Nhóm đã làm việc hiệu quả chưa?
Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm đã tốt chưa?
Những việc gì các thành viên nên lặp lại? Những việc gì không nên? Tại sao?
Các KĨ THUẬT Dạy học hợp tác
Cấu trúc Jigsaw (kĩ thuật mảnh ghép): sử dụng khi các chủ đề ít có liên quan tuyến tính
Vòng 1: chia lớp thành các nhóm chuyên gia, mỗi nhóm thảo luận 1 chủ đề, sau đó tạo ra sản phẩm trình bày kết quả thảo luận (poster, mindmap, phiếu học tập). GV có thể xây dựng các công cụ hỗ trợ tìm hiểu kiến thức (textbook, video, câu hỏi gợi mở,...), mỗi chủ đề như một hoạt động học.
Vòng 2: mỗi thành viên ở nhóm chuyên gia sẽ về nhóm mảnh ghép (nhóm gia đình), sao cho tất cả các nhóm mảnh ghép đều có đủ chuyên gia từ các chủ đề. Các thành viên sẽ trình bày lại chủ đề của mình, cuối cùng nhóm mảnh ghép thống nhất phương án, mỗi HS đều nắm được đủ các chủ đề.
Sau 2 vòng, GV đánh giá hoạt động bằng hỏi-đáp, trò chơi đố vui,...
Lưu ý khi chia nhóm:
Số thành viên ở nhóm gia đình = số nhóm chuyên gia = số chủ đề = X
Số nhóm gia đình = tổng số HS / X
Nếu chia dư, các HS dư sẽ trùng số thứ tự, tức là sẽ có 2 HS trong cùng nhóm gia đình có cùng số thứ tự nhóm chuyên gia. Ví dụ: 22 HS chia thành 4 nhóm chuyên gia (A, B, C, D), được 5 nhóm gia đình như sau:
Nhóm 1: gồm thành viên 1A, 1B, 1C, 1D
Nhóm 2: gồm thành viên 2A, 2B, 2C, 2D
Nhóm 3: gồm thành viên 3A, 3B, 3C, 3D
Nhóm 4: gồm thành viên 4A, 4B, 4C, 4D, 4D
Nhóm 5: gồm thành viên 5A, 5B, 5C, 5C, 5D
Cân nhắc số chủ đề sao cho số nhóm gia đình khoảng 4-7, nếu quá nhiều thì số thành viên ở nhóm chuyên gia quá nhiều, giảm hiệu quả học tập hợp tác.
Cấu trúc STAD
HS hoạt động nhóm, đảm bảo tất cả thành viên đều hiểu bài → sau đó GV cho kiểm tra cá nhân lần 1 → chấm điểm
HS hoạt động nhóm lần 2 để giải đáp khó khăn ở lần kiểm tra 1 → sau đó GV cho kiểm tra lần 2 → chấm điểm
Khen thưởng nhờ điểm nỗ lực: được quy định dựa vào chênh lệch điểm lần 2 so với lần 1 của từng thành viên (tuỳ GV quy định)
Cấu trúc Đánh số và chụm đầu (numbered head together):
Chia HS thành các nhóm 4 HS, đánh số 1 → 4.
GV đặt câu hỏi, các nhóm chụm đầu lại để các HS đều biết câu trả lời của nhóm mình.
GV gọi số, những HS mang số đó nếu biết đáp án sẽ giơ tay xung phong trả lời.
Cấu trúc luân phiên: mỗi HS lần lượt nói lên ý kiến cá nhân theo thứ tự.
Kĩ thuật bàn tròn: luân phiên mỗi HS viết 1 đáp án, cuối giờ nếu nhóm nào viết được nhiều đáp án nhất sẽ thắng
Kĩ thuật suy nghĩ - bắt cặp - chia sẻ (think-pair-share): mỗi HS tự suy nghĩ, sau đó trao đổi với bạn cùng bàn, cuối cùng là trao đổi với cả nhóm
Kĩ thuật khăn trải bàn: mỗi HS viết câu trả lời của mình vào một góc của giấy (khổ lớn), sau đó cả nhóm cùng thảo luận đưa ra phương án chung và ghi vào phần giữa.
Dạy học theo nhóm (Team-based learning): kết hợp với Mô hình lớp học đảo ngược.
Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông môn Hóa học. Hà Nội.
Minh, T. H. & Hoa, Đ. T. H. (2020). Foundation on Theory and Methodology of teaching chemistry.