Trò chơi

Dạy học theo trò chơi (game-based learning) không đơn giản là việc tổ chức trò chơi bất kì nhằm kích thích sự hứng thú của học sinh, mà trò chơi này còn phải đáp ứng phù hợp các mục tiêu dạy học, tuân theo các nguyên tắc và phương pháp dạy học cụ thể. Do vậy, khi tổ chức trò chơi dạy học, giáo viên cần xem nó như là một phương pháp dạy học, xác định rõ mục tiêu về năng lực mà học sinh đạt được sau khi tham gia.

Mô hình game-based learning của Garris (2002).

Vai trò của ICT trong thiết kế trò chơi

1. Công nghệ thông tin cung cấp công cụ thiết kế trò chơi dạy học

Sự phát triển của ICT đã mở ra kho tàng ứng dụng, phần mềm offline (như powerpoint) hay các trang web online hỗ trợ thiết kế trò chơi trong dạy học. Nhiệm vụ của giáo viên là tìm hiểu thông tin và biết cách sử dụng công cụ, đồng thời vận dụng hợp lí trong dạy học.

2. ICT cung cấp hệ thống kết nối giáo viên và học sinh

Internet kết nối vạn vật đã xoá tan khoảng cách giữa giáo viên và học sinh, đặc biệt trong giai đoạn học tập trực tuyến. Hơn nữa, một số trò chơi có thể áp dụng trực tiếp ở lớp học với sự hỗ trợ của internet.

3. ICT cung cấp học liệu số chia sẻ toàn cầu

Hiện nay, có rất nhiều thư viện trên Internet lưu trữ và chia sẻ các trò chơi đã được người dùng thiết kế sẵn. Có thể kể đến thư viện số Violet, thư viện học liệu số của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoặc các trang web trò chơi như Quizlet, Quizizz... cũng lưu trữ và chia sẻ các trò chơi những người dùng khác trên thế giới đã thiết kế.

Một số công cụ thiết kế trò chơi

1. Microsoft Powerpoint

Giáo viên có thể thiết kế trò chơi dạng trình chiếu Powerpoint và tổ chức ngay tại lớp. Để thiết kế trò chơi bằng công cụ này, giáo viên cần làm theo các bước sau:

Một số tính năng đặc biệt của Powerpoint (bao gồm trigger, hyperlink và drag&drop) có thể áp dụng vào trò chơi được trình bày trong video bên cạnh. 

Download Macro Drag&Drop ở đây. Kĩ thuật này tương đối khó sử dụng vì còn một số lỗi, cần nắm rõ các bước và biết cách khắc phục. Mình sẽ nêu lỗi và cách khắc phục trong video ở dưới.

Một trò chơi minh hoạ các tính năng đặc biệt của Powerpoint.

Flo-Brom-Iot.pdf
Phiếu STT.pdf

2. Wordwall

Wordwall là trang web hỗ trợ thiết kế trò chơi bao gồm rất nhiều hình thức như trắc nghiệm nhiều lựa chọn, điền khuyết, ghép nối, sắp xếp, kéo thả, trò chơi mê cung, trò chơi máy bay… được sử dụng ở phiên bản miễn phí. Wordwall không chỉ giúp làm tăng hứng thú học tập mà còn hỗ trợ đa dạng hoá phương pháp kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, nhược điểm của Wordwall là không tổ chức dạng tương tác thời gian thực như Kahoot! được, do đó làm giảm tính sôi nổi và cạnh tranh khi học sinh tham gia. 

Để thiết kế trò chơi trên Wordwall, giáo viên cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Truy cập website wordwall.net, tạo tài khoản bằng cách chọn Sign up. Nếu đã có tài khoản, giáo viên đăng nhập bằng cách chọn Log in.

Bước 2: Chọn “Create activity” để bắt đầu thiết kế trò chơi. Chọn hình thức trò chơi phù hợp với mục đích của hoạt động.

Bước 3: Thực hiện theo hướng dẫn để soạn thảo trò chơi, sau đó chọn “Done” khi hoàn tất.

Bước 4: Để triển khai trò chơi, giáo viên chọn tab “My activity”, chọn trò chơi muốn triển khai, chọn “Share”, sau đó click vào nút mã QR để hiện mã QR lên màn hình, yêu cầu học sinh quét mã để tham gia trò chơi. Giáo viên có thể gửi link trò chơi qua các hệ thống dạy học trực tuyến để giao bài tập về nhà cho học sinh. 

3. Quizlet

Tương tự như Wordwall, Quizlet cũng cung cấp nhiều dạng trò chơi, tuy ít màu sắc và ít sinh động hơn Wordwall. Ưu điểm của Quizlet là có thể thi đấu trực tiếp tại lớp (tương tự Quizizz hay Kahoot), mang tính tương tác rất cao. Một công dụng khác của Quizlet mà mình đang ứng dụng đó là cung cấp bộ flashcard cho học sinh tự ôn tập ở nhà, được tập hợp trong một lớp học (classroom).

4. Kahoot!

Kahoot! là trang web thiết kế trò chơi tương tác trực tuyến thời gian thực (real-time games) được ứng dụng rất nhiều trong dạy học. Để thiết kế các trò chơi tương tác thời gian thực tại lớp học, giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:

- Chọn loại câu hỏi ở “Question type” phía bên phải màn hình.

- Gõ câu hỏi vào ô “Start typing your question”, gõ các phương án lựa chọn vào các ô “Add answer 1, 2,…”. Cài đặt đáp án đúng bằng cách chọn nút tròn ở phương án đúng.

- Cài đặt thời gian trả lời ở mục “Time limit”, số điểm tương ứng ở mục “Points”, kiểu câu trả lời ở mục “Answer options”.

- Sau khi soạn thảo xong 1 câu hỏi, giáo viên chọn “Add question” để thêm câu hỏi tiếp theo đến khi hoàn tất. Sau khi thiết kế xong trò chơi, giáo viên chọn “Save”, gõ tên của trò chơi vào ô “Title”, sau đó chọn “Continue” để hoàn tất.