2.2. Dạy học khám phá

Dạy học khám phá (inquiry-based learning): HS tự tìm tòi ra kiến thức thông qua các hoạt động đề xuất giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết, kết luận để đưa ra đáp án cho câu hỏi khám phá được đặt ra ở đầu. 

Các bước thực hiện

Mô hình theo Margus (2015)

Dạy học khám phá được chia thành nhiều giai đoạn (phase) và các giai đoạn nhỏ (sub-phase), nối với nhau bởi các mũi tên. Từ mô hình tổng quát này, có rất nhiều hướng đi (pathways) cho một bài dạy học khám phá, có thể kể đến như:

Mô hình theo Module 2 - Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các bước dưới đây có thể được lặp đi lặp lại trong cùng một hoạt động học, để dẫn đến kết luận cuối cùng của hoạt động học đó. Nếu các bước được lặp lại nhiều lần, cần có câu hỏi cốt lõi xuất hiện ở đầu (guided inquiry) và ở cuối (wrap up).

+ Sử dụng thí nghiệm: có thể thí nghiệm chuẩn, thí nghiệm lượng nhỏ, thí nghiệm ảo, video, do HS hoặc GV làm

+ Sử dụng phần mềm mô phỏng

Mô hình 5E hoặc 7E

Mô hình dạy học 5E (5E Instructional Model) là mô hình thiết kế bài dạy theo phương pháp dạy học khám phá (inquiry-based learning), dựa trên thuyết học tập kiến tạo. Mô hình này bao gồm 5 bước (Duran & Duran, 2004):

Mô hình dạy học 7E tương tự mô hình 5E, có thêm 2 bước (Santi, 2021; Rahman, 2022):

Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1:

Hoạt động:

1. GV đặt câu hỏi khám phá: Khí Cl2 ẩm có tính tẩy màu không?

2. HS dự đoán hiện tượng, đề xuất thí nghiệm kiểm chứng.

3. HS hoặc GV thực hiện thí nghiệm kiểm chứng.

4. HS đưa ra kết luận, GV hướng dẫn HS viết phương trình và giải thích.

GV mở rộng vấn đề để giải thích phản ứng Cl2 với dung dịch NaOH. 

Ví dụ 2: Tìm hiểu khái niệm phản ứng toả nhiệt - thu nhiệt

(1) Engage: GV kết nối bài học với chủ đề trước đó (Phản ứng hoá học), đặt vấn đề về sự trao đổi nhiệt năng của phản ứng với môi trường, từ đó đưa ra câu hỏi khám phá: “Phản ứng toả nhiệt và phản ứng thu nhiệt là gì?

(2) Explore: HS lần lượt thực hiện 2 thí nghiệm ảo và xem video tương ứng để khảo sát sự thay đổi nhiệt độ của hệ phản ứng (phản ứng HCl và NaOH; phản ứng CH3COOH và NaHCO3). Sau mỗi thí nghiệm, HS cần trả lời 3 câu hỏi trắc nghiệm:

+ Phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm: HS làm nhiều lần đến khi chọn đúng đáp án.

+ Nhiệt độ thay đổi như thế nào khi phản ứng xảy ra: HS làm nhiều lần đến khi chọn đúng đáp án.

+ Giải thích sự thay đổi nhiệt độ đó: HS ghi lại sự lựa chọn của mình và kiểm chứng sau khi học xong phần giải thích (Explain).

(3) Explain: GV giải thích sự toả nhiệt và thu nhiệt của một phản ứng hoá học, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, từ đó đưa ra khái niệm về phản ứng toả nhiệt và thu nhiệt.

(4) Elaborate: HS trả lời 4 câu hỏi dựa trên phần kiến thức vừa mới học, nội dung các câu hỏi bao gồm:

+ Giải thích kết quả thí nghiệm 1: trắc nghiệm điền khuyết

+ Giải thích kết quả thí nghiệm 2: trắc nghiệm điền khuyết

+ Xác định phản ứng đốt cháy khí gas là thu nhiệt hay toả nhiệt

+ Xác định phản ứng nhiệt phân đá vôi là thu nhiệt hay toả nhiệt

(5) Evaluate: HS làm bài kiểm tra gồm 5 câu hỏi và phần ghi nhận thắc mắc, sau đó bấm “Nộp bài”, hệ thống tự động gửi kết quả bài làm của HS về cho GV. Nội dung các câu hỏi đánh giá được trình bày ở mục dưới. 

Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông môn Hóa học. Hà Nội.

Duran, L. B., & Duran, E. (2004). The 5E Instructional Model: A Learning Cycle Approach for Inquiry-Based Science Teaching. The Science Education Review, 3(2), 49-58. 

Margus, P. (2015). Phases of inquiry-based learning: Definitions and the inquiry cycle. Educational Research Review, 14, 47–61.

Minh, T. H. & Hoa, Đ. T. H. (2020). Foundation on Theory and Methodology of teaching chemistry.

Rahman, S., & Chavhan, R. (2022). 7E model: An effective instructional approach for teaching learning. EPRA International Journal of Multidisciplinary Research (IJMR), 339-345. doi:10.36713/epra9431

Santi, M. T., & Atun, S. (2021). Learning activities based on Learning Cycle 7E model: Chemistry teachers’ perspective. Advances in Social Science, Education and Humanities Research. doi:10.2991/assehr.k.210326.032