2.4. Dạy học dự án

Dạy học dự án (project-based learning) thoả các đặc điểm sau:

  • Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ tình huống thực tiễn của đời sống. Chủ đề dự án có thể là: tham quan và tìm hiểu (vd tham quan quy trình sản xuất), nghiên cứu – học tập (vd xác định độ pH của đất trồng), tuyên truyền (vd sử dụng thuốc trừ sâu hợp lí), hoạt động xã hội (vd trồng cây xanh).

  • Nội dung phải gắn với chương trình học: mục tiêu của dự án phải nằm trong chương trình học; dự án làm ví dụ sau khi dạy học truyền thống thì không được xem là dạy học dự án.

  • Mang tính phức hợp, liên môn (đòi hỏi vận dụng kiến thức từ nhiều lĩnh vực): do đó DH dự án được áp dụng nhiều trong mô hình dạy học STEM hay STEAM.

  • Định hướng hành động: phối hợp nghiên cứu lí thuyết và vận dụng vào thực hành.

  • Tính tự lực, tính cộng tác

  • Định hướng sản phẩm: tạo ra các sản phẩm thực tiễn (có thể là vật chất hoặc phi vật chất như buổi diễn kịch, buổi hoạt động xã hội…), đôi khi có thể sử dụng, mang lại tác động tích cực cho xã hội.

  • Thời gian thực hiện có thể vài tiết đến vài tuần, GV cần đánh giá đa dạng và thường xuyên.

Các bước thực hiện

Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án

  • Đề xuất ý tưởng, chọn đề tài: DHDA phù hợp các nội dung gần gũi với thực tiễn, nhiều nội dung thực hành, đặc biệt là các chuyên đề hoá học (trong CT2018).

  • GV cần lập ra bộ câu hỏi định hướng để HS tự tìm tòi lí thuyết liên quan, đồng thời bộ câu hỏi cũng giống như checklist về những yêu cầu của dự án, giúp HS có hướng đi trong suốt dự án.

  • Lập kế hoạch thực hiện dự án: tương tự như lập một đề cương NCKH.

  • HS trình kế hoạch dự án, GV góp ý và hỗ trợ trước khi tiến hành (seminar 1). GV đánh giá kết quả thảo luận, kế hoạch dự án.

Giai đoạn 2: Thực hiện dự án: HS thực hiện dự án theo 3 giai đoạn

  • Nghiên cứu lí thuyết và đề xuất quy trình: dựa trên các câu hỏi định hướng của GV

  • Báo cáo quy trình: GV góp ý và chỉnh sửa lí thuyết, quy trình cho phù hợp (seminar 2).

  • Thực hiện thí nghiệm/tạo ra sản phẩm, đánh giá và điều chỉnh: GV thường xuyên liên lạc, giám sát tiến độ, hỗ trợ HS online/offline; GV đánh giá năng lực và phẩm chất chủ yếu trong quá trình theo dõi HS.

Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án:

  • HS thiết kế brochure mô tả quy trình và kết quả.

  • HS báo cáo, trưng bày sản phẩm. GV đánh giá sản phẩm, brochure, quá trình báo cáo.

  • GV nhận xét, tổng kết lại các vấn đề trọng tâm của dự án.

Tài liệu tham khảo

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông môn Hóa học. Hà Nội.

Minh, T. H. & Hoa, Đ. T. H. (2020). Foundation on Theory and Methodology of teaching chemistry.