Mô phỏng

Mô phỏng (simulation) được định nghĩa trong từ điển Oxford là "a situation in which a particular set of conditions is created artificially in order to study or experience something that could exist in reality", có thể hiểu đơn giản là bộ công cụ giả định các điều kiện thực tế.

Ý nghĩa của mô phỏng hoá học và ICT

1. Giúp những điều khó khăn trở nên khả thi

Hoá học là ngành khoa học nghiên cứu sự biến đổi của chất, do vậy thí nghiệm và các công cụ trực quan luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự hình thành khái niệm cho học sinh. Tuy nhiên, đôi khi giáo viên sẽ gặp một số vấn đề khó khăn như sau:

Như vậy, các công cụ mô phỏng hoá học giúp giáo viên thực hiện được những "điều không thể", từ đó giúp bài dạy trở nên sinh động, trực quan hơn.

2. Cung cấp công cụ tự học, tự nghiên cứu cho học sinh

Không chỉ hỗ trợ giáo viên trong việc tổ chức hoạt động dạy học, các mô phỏng hoá học còn cung cấp cho học sinh công cụ hỗ trợ việc tự học. Tôi còn nhớ lần đầu tôi tò mò tải được phần mềm Crocodile chemistry vào năm tôi học lớp 8 (năm 2011), cảm giác thích thú thực sự khi tự mình có thể thực hiện được các thí nghiệm liên quan đến các phương trình hoá học trong sách giáo khoa. Hiện nay, rất nhiều công cụ mô phỏng đã được xây dựng, điều này còn giúp việc tự học của học sinh trở nên thuận lợi hơn.

3. Công nghệ thông tin và truyền thông là nền tảng cho các mô phỏng hoá học

Tất cả các mô phỏng đều là các phần mềm được lập trình trên máy tính. Khi ICT phát triển, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0, cùng với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, các mô phỏng hoá học ngày nay không chỉ dừng ở mức biểu diễn các thí nghiệm, mà còn là công cụ nghiên cứu cho các nhà khoa học. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào tính toán hoá học cũng đang phát triển lớn mạnh. Vì thế, giáo viên hoá học không thể đứng ngoài sự phát triển này, mà luôn luôn phải cập nhật kiến thức để bắt kịp xu thế của thời đại.

Phòng thí nghiệm ảo

1. Yenka

Phòng thí nghiệm ảo Yenka là phần mềm cung cấp các hoá chất, thiết bị, dụng cụ tương tự như phòng thí nghiệm thực, cho phép người dùng tự xây dựng các thí nghiệm và quan sát hiện tượng. Trong đa số trường hợp với các thí nghiệm cơ bản (hoặc đã lập trình sẵn), hiện tượng được mô phỏng rất gần với hiện tượng thực tế. Hiện nay, gần như chỉ có phần mềm Yenka cho phép người dùng tự do thiết kế thí nghiệm tuỳ ý, trong khi đa số các phần mềm phòng thí nghiệm ảo khác thì người dùng chỉ có thể thao tác trên các thí nghiệm có sẵn.

1. Một số thao tác và lưu ý quan trọng khi sử dụng Yenka

2. Sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học hoá học

Ví dụ 1: Điều chế oxygen trong phòng thí nghiệm

Ví dụ 2: Khảo sát sự ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng

Ví dụ 3: Thí nghiệm nhận biết các ion calcium, barium, carbonate, sulfate (File Yenka)

Phương pháp dạy học: Dạy học khám phá theo mô hình lớp học đảo ngược. Lưu ý khi sử dụng phương pháp này, GV cần sửa quy trình mà các nhóm HS đã đề xuất, tránh tình trạng HS làm sai nhưng không có cơ hội đi đúng hướng.

Kế hoạch bài dạy_Nhóm 1.pdf

2. NoBook

NoBook là phòng thí nghiệm ảo xuất xứ từ Trung Quốc, được công ty ClassIn mua bản quyền và chỉnh sửa để cung cấp cho thị trường Việt Nam. Ứng dụng có thể sử dụng được cả trên Windows và MacOS, đồ hoạ đẹp mắt và mô phỏng rất sát thực tế. Dự kiến ra mắt vào cuối năm 2023.

Phần mềm tương tác thiết kế sẵn

Phần mềm tương tác thiết kế sẵn gồm các mô phỏng phân tử hoặc thí nghiệm được thiết kế sẵn, cho phép người dùng có thể thay đổi các biến số liên quan và xem hiện tượng hoặc diễn biến tiếp theo. Các loại phần mềm này không cho phép người dùng tự do tạo thí nghiệm như Yenka, tuy nhiên có một số ưu điểm vượt trội như sau:

Do vậy, không có công cụ nào hoàn hảo, chỉ có công cụ phù hợp nhất tuỳ theo định hướng dạy học của giáo viên.

Danh sách các trang web mô phỏng được liệt kê trong trang web của ACS.

1. PhET

PhET bao gồm một số các mô phỏng hoá học, chủ yếu liên quan đến hoá học đại cương như thành phần nguyên tử, đồng vị, liên kết hoá học, nồng độ mol... Điểm nổi bật của PhET là có add-in dành cho powerpoint, do đó có thể đưa vào powerpoint để dạy học mà không cần phải chuyển sang cửa sổ khác, rất phù hợp trong dạy học. Tuy nhiên số lượng mô phỏng của PhET chưa nhiều, có thể chưa đáp ứng hết nhu cầu về mô phỏng của giáo viên, ví dụ như mảng hoá học vô cơ hay hữu cơ.

Video dưới đây minh hoạ cho việc áp dụng PhET vào dạy học phần Nguyên tử theo phương pháp dạy học khám phá (hình thức trực tuyến nên học sinh chưa có cơ hội trải nghiệm thao tác). Trong bài dạy này, mình đã sử dụng 2 mô phỏng của PhET dưới đây:

2. TeachChemistry

Tương tự như PhET, trang web này (link) cũng cung cấp nhiều mô phỏng tương tác liên quan đến mảng hoá học đại cương, tuy nhiên có thêm nhiều mô phỏng liên quan đến tốc độ phản ứng, năng lượng phản ứng, điện hoá, được biểu diễn ở cấp độ phân tử rất trực quan và dễ hiểu đối với học sinh. Một số ví dụ được trình bày dưới đây (click vào mũi tên để xem nội dung).

Tốc độ phản ứng (link): biểu diễn tốc độ phản ứng bằng đồ thị và mô phỏng phân tử, phụ thuộc các yếu tố. Có thể ứng dụng để dạy chủ đề Tốc độ phản ứng (lớp 10).

Pin Galvani (link): thiết lập pin Galvani, tính toán sức điện động của pin, đặc biệt xem được sự nhường nhận electron, di chuyển của ion trong quá trình pin hoạt động.

Nhiệt phản ứng (link): mô phỏng năng lượng cần thiết để phá vỡ liên kết tác chất và năng lượng toả ra khi hình thành liên kết, sự chênh lệch là nhiệt toả ra hay thu vào của phản ứng. Ứng dụng trong dạy học phần Biến thiên enthalpy phản ứng (lớp 10).

Sự biến thiên tính chất trong bảng tuần hoàn (link): ứng dụng dạy học phần Bảng hệ thống tuần hoàn (lớp 10).

3. ChemCollective

Trang web gồm nhiều mô phỏng và có cả các phòng thí nghiệm ảo được chia thành nhiều chủ đề, theo dõi được nhiệt độ, pH, độ hấp thụ quang... Đây là website rất tốt có thể thay thế phần nào Yenka.

4. CengageLearning

Trang web này (link) cung cấp nhiều mô phỏng, tuy không "lộng lẫy" như 2 web trên, nhưng cung cấp nhiều mô phỏng chuyên sâu về hoá học, có thể kể đến mô phỏng entropy hay năng lượng Gibbs. Một mô phỏng mà mình tâm đắc là cân bằng hoá học, biểu diễn sự biến đổi của các chất tại cân bằng, đồ thị hoá sự chuyển dịch cân bằng theo các yếu tố.

5. PBS LearningMedia

Trang web (link) cung cấp rất nhiều mô phỏng, tutorials (dạng tự học) từ nhiều nguồn khác nhau, cho giáo viên thêm nhiều cơ hội để vận dụng và sáng tạo bài dạy của mình. Mình đã sử dụng tutorial Ionic bond để dạy học bài Liên kết ion, tuy rằng còn hạn chế trong tổ chức hoạt động nhưng cũng giúp học sinh trở nên tích cực hơn khi học online.

6. Ứng dụng eonXR

Ứng dụng cho phép xem một số mô phỏng thí nghiệm bằng công nghệ AR khá ấn tượng. Tuy chưa có nhiều thí nghiệm và hạn chế về thao tác sử dụng, nhưng đây cũng là một trong những bước tiến mới trong công nghệ mô phỏng hoá học.

Tính toán hoá học bằng MOPAC

MOPAC là phần mềm tính toán tham số cấu trúc và năng lượng của phân tử theo phương pháp bán thực nghiệm. Đây là phần mềm có thể sử dụng trong nghiên cứu, do vậy trong dạy học phổ thông chúng ta chỉ cần quan tâm đến một ít thông số cấu trúc liên quan, đó là enthalpy tạo thành chuẩn và tổng năng lượng phân tử. 

Hạn chế của phần mềm này là tương đối khó sử dụng trong lần đầu tiếp cận, do vậy giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh trước khi cho học sinh sử dụng. Các bước sử dụng được mô tả cụ thể trong video dưới đây, thông qua ví dụ tính toán thông số cấu trúc của benzene và 3 đồng phân cresol.

Việc sử dụng MOPAC có thể được ứng dụng khi giảng dạy các cấu trúc của hợp chất hữu cơ hoặc chủ đề về năng lượng phản ứng, tuy nhiên cần cân nhắc trước khi dùng vì phần kiến thức liên quan khá trừu tượng và thao tác sử dụng phần mềm cũng không đơn giản.

Đáp án tham khảo cho bài tập 4 trang 66, sách giáo khoa Hoá học 10 (Cánh Diều).

Bài tập 4 trang 66.pdf