Thiết kế bài giảng

Sau khi tìm hiểu về ứng dụng ICT trong việc thiết kế từng loại học liệu, việc thiết kế bài giảng một cách phù hợp sẽ mang bài dạy và học liệu đến lớp học hiệu quả nhất.

Vai trò của ICT trong tổ chức dạy học

1. Vai trò trong thiết kế học liệu và giao nhiệm vụ học tập

  • GV có thể ứng dụng ICT trong việc thiết kế Kế hoạch bài dạy (qua phần mềm soạn thảo), bài trình chiếu (Powerpoint), biên tập video/hình ảnh, hoặc ngay cả những học liệu điện tử (e-Learning khi sử dụng phần mềm như iSpring Suite). Hiện nay, việc thiết kế những học liệu này gần như sẽ không thể thực hiện nếu thiếu máy tính và các phần mềm cần thiết.

  • Sau khi có đầy đủ học liệu, GV tiến hành giao nhiệm vụ học tập cho HS trong từng hoạt động. Bên cạnh hình thức giao nhiệm vụ trực tiếp, GV có thể sử dụng các phần mềm LMS như Teams, Classroom hoặc nhóm Facebook để giao nhiệm vụ cho HS. Việc giao nhiệm vụ online sẽ phù hợp với những hoạt động chuẩn bị bài học trước buổi học, các bài luyện tập sau buổi học, hoặc trong thời gian học tập trực tuyến.

2. Vai trò hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

  • Tại lớp học, HS có thể dùng thiết bị di động hoặc máy tính để truy cập học liệu, Internet theo yêu cầu của GV. Từ đó GV có thể tổ chức tương tác trực tuyến như điền biểu mẫu, chơi trò chơi, thao tác với các phần mềm mô phỏng online, hoặc thuyết trình chủ đề.

  • Tại nhà, HS có thể sử dụng các công cụ ICT để làm bài tập, hoàn thiện sản phẩm học tập (như bài trình chiếu, video, poster, bài viết...). Đối với một số nhiệm vụ học tập, HS sẽ không thể thực hiện nếu không sử dụng công cụ ICT.

3. Vai trò trong đánh giá hoạt động của HS

  • GV có thể tổ chức kiểm tra đánh giá theo hình thức trực tuyến bằng các biểu mẫu câu hỏi hoặc phần mềm thi online.

  • GV tiến hành nhập điểm và quản lý HS trên các công cụ bảng như Excel hoặc Spreadsheet.

Các hình thức dạy học

Theo thông tư 09/2021/TT-BGDĐT và Tài liệu Module 9 (chương trình bồi dưỡng giáo viên phổ thông) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ICT có thể ứng dụng vào các hình thức dạy học sau:

1. Dạy học trực tiếp có sự hỗ trợ của ICT

  • Là hình thức dạy học trực tiếp thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông, các công cụ ICT được sử dụng nhằm hỗ trợ quá trình dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông.

  • Sự hỗ trợ này có thể ở các giai đoạn khác nhau của mỗi hoạt động học (bước giao nhiệm vụ, HS thực hiện, báo cáo, GV tổng kết và đánh giá) hoặc ở các loại hoạt động khác nhau (HĐ mở đầu, HĐ hình thành kiến thức, HĐ luyện tập, HĐ vận dụng). Vai trò của ICT đã được trình bày ở phần trước.

2. Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp

  • Là hình thức dạy học trực tuyến thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông để hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở giáo dục phổ thông. Việc dạy học trực tuyến có thể tổ chức trước, trong hoặc sau khi dạy học trực tiếp.

  • Dạy học trực tuyến trước khi dạy học trực tiếp: GV có thể thực hiện đánh giá bước đầu để biết được kiến thức nền của HS (như kĩ thuật KWL), hoặc tiến hành dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom) để HS tự học kiến thức mới trước khi đến lớp thảo luận.

  • Dạy học trực tuyến sau khi dạy học trực tiếp: GV có thể tổ chức luyện tập, vận dụng hoặc kiểm tra đánh giá HS tại nhà sau khi hoàn thành bài học ở lớp.

  • Dạy học trực tuyến trong khi dạy học trực tiếp (hybrid learning): GV tiến hành dạy học trực tiếp cho một số HS, cùng lúc với việc dạy học trực tuyến với một số HS khác. Hình thức dạy học đặc biệt này đã được ứng dụng rất tốt trong giai đoạn dịch COVID-19, GV lên lớp dạy học trực tiếp cho những HS không mắc bệnh, đồng thời mở cuộc họp trực tuyến để HS đang cách ly có thể tham gia lớp học.

3. Dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp

  • Là hình thức dạy học trực tuyến thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở giáo dục phổ thông.

  • Bao gồm 2 hình thức: Dạy học trực tuyến đồng bộ (synchronous) và không đồng bộ (asynchronous)

Thiết kế và đánh giá kế hoạch bài dạy

1. Thiết kế bài dạy theo mô hình ADDIE

Mô hình ADDIE là một mô hình thiết kế bài dạy (Instructional Design) đã được sử dụng lâu đời và áp dụng cho nhiều lĩnh vực. ADDIE là chữ viết tắt cho 5 bước trong mô hình này, bao gồm: Analyze (phân tích), Design (thiết kế), Develop (phát triển), Implement (thực hiện), Evaluate (đánh giá). Nội dung và mục tiêu của từng giai đoạn được tóm tắt trong bảng sau (University of Washington Bothell, 2019):

2. Đánh giá bài dạy theo Công Văn 5555

Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH có quy định các tiêu chí phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học, được cụ thể hoá trong bảng dưới đây.

CV5555.pdf

3. Đánh giá mức độ sử dụng ICT trong học tập

Tiêu chuẩn đánh giá này được xây dựng bởi Microsoft (tài liệu gốc).

Phân tích và đánh giá một KHBD mẫu

Bài học: Phản ứng toả nhiệt-thu nhiệt

Thời lượng: 90 phút (45 phút trực tuyến không đồng bộ, 45 phút trực tiếp)

Học liệu e-Learning: truy cập website hoặc tải về từ Google Drive

1. Kế hoạch bài dạy.pdf
3. Giới thiệu hồ sơ dạy học (bài viết+video).pdf