1.3. Cấu trúc bài dạy

Cấu trúc bài dạy được tham khảo theo Công văn 5512 và 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các loại hoạt động học

Một bài dạy được chia thành nhiều hoạt động nhỏ. Dàn ý của chuỗi hoạt động cần được xây dựng trước khi lên kế hoạch chi tiết từng hoạt động. Công văn 5512 đề xuất 4 loại hoạt động:

1. Hoạt động mở đầu

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

3. Hoạt động luyện tập

4. Hoạt động vận dụng

Thành phần của hoạt động học

Có nhiều cách trình bày kế hoạch bài dạy khác nhau, tuy nhiên mỗi hoạt động cần đáp ứng đủ các yếu tố sau, nhằm thực hiện hoạt động hiệu quả nhất và không gây bối rối cho HS:

1. Mục tiêu hoạt động

2. Nội dung và sản phẩm hoạt động

GV cần xác định rõ các thành phần sau:

3. Cách tiến hành

Bất kì hoạt động nào cũng cần thực hiện đủ 4 bước như sau (có thể thay đổi khi áp dụng các mô hình dạy học khác (như 5E, 7E...) nhưng bản chất vẫn tương tự 4 bước này):

1) Giao nhiệm vụ học tập: GV cần giao nhiệm vụ cho HS bao gồm đủ Who - What - How - When như phần Nội dung và sản phẩm, và cần đảm bảo tất cả HS đã hiểu rõ cách thức hoạt động.

2) HS thực hiện nhiệm vụ: GV cần quan sát và hỗ trợ HS trong bước này, có thể kết hợp đánh giá qua quan sát, hỏi-đáp dựa vào bảng kiểm, rubric...

3) HS báo cáo kết quả: HS nộp lại các sản phẩm vật thể (phiếu học tập, phiếu thảo luận, bài viết trên bảng, sản phẩm dự án...) hoặc phi vật thể (trình bày trước lớp, diễn kịch,...).

4) GV tổng kết và đánh giá: Đây là bước quan trọng nhất mà GV không được bỏ sót. 

Mô hình 4 bước dạy học này không phải chỉ xuất hiện trên tờ giấy kế hoạch bài dạy, mà GV cần ghi nhớ trong đầu để có thể kiểm soát được các hoạt động khi đứng lớp.