3.3. Công cụ KTĐG

Công cụ câu hỏi – bài tập

Câu hỏi trắc nghiệm

Lưu ý khi đặt câu hỏi:

  • Không hỏi kiểu đánh giá “giỏi nhất”, “tốt nhất”.

  • Tránh sử dụng cụm từ nguyên văn trong SGK.

  • Hướng dẫn rõ ràng, nên trình bày dạng câu hỏi, nếu câu hỏi ở thể phủ định phải được nhấn mạnh từ phủ định (in đậm, viết hoa, gạch chân).

  • Không tạo chỗ trống đầu hoặc giữa câu dẫn (HS sẽ khó hiểu để điền).

Lưu ý khi soạn các phương án lựa chọn:

  • Không sử dụng phương án có hình thức, ý nghĩa trái ngược/phủ định nhau → nên xây dựng các cặp phương án trái ngược nhau đôi một.

  • Phải đồng nhất nội dung, ý nghĩa, hình thức (độ dài tương đương nhau), cùng quan hệ cấu trúc với câu dẫn, cùng cách diễn đạt.

  • Các phương án nhiễu nên là các phương án đúng nhưng không trả lời cho câu hỏi, không sai quá lộ liễu.

  • Tránh “tất cả đều đúng/sai”.

  • Tránh các từ không xác định mức độ (thông thường, hầu hết…), tránh hạn định cụ thể (tất cả, luôn luôn…).

  • Chia gần đều các phương án A, B, C, D.

Bài tập tình huống

Tình huống, vấn đề: những sự kiện, hiện tượng, hoàn cảnh, câu chuyện có thật (trong tự nhiên, đời sống, sản xuất, học tập) hoặc hư cấu, mô phỏng, giả định

→ HS cần phải quan tâm, cần tìm hiểu, cần phải giải quyết và có ý nghĩa giáo dục.

→ đánh giá cả 3 năng lực hoá học thành phần, năng lực chung (tự chủ-tự học…)

Gồm 2 loại: BT thực tiễn (phù hợp với năng lực vận dụng) và BT thực nghiệm (phù hợp với năng lực tìm hiểu TGTN)

Các bước xây dựng

Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá, nội dung kiến thức:

  • Cần liên hệ với hiện tại và nghề nghiệp trong tương lai của HS, cần có thông điệp liên quan cuộc sống, sức khoẻ (ưu tiên vấn đề cuộc sống hơn là kĩ thuật công nghiệp)

  • Xác định rõ thành phần năng lực cần đánh giá

  • Nội dung kiến thức tập trung vào các vấn đề trọng tâm

  • Xác định rõ mức độ tư duy: nhớ (các kiến thức tổng quát), hiểu (kiến thức trong trường hợp cụ thể), vận dụng (so sánh, phân biệt,…), vận dụng cao (giải thích, giải quyết vấn đề, huy động tổng hợp kiến thức trong bối cảnh mới)

Bước 2: Chọn loại tình huống: thật/giả định, thực tiễn/thực nghiệm

Bước 3: Thu thập, chọn lựa thông tin, xác định nội dung hỏi:

  • Vừa sức HS, chính xác phù hợp thực tế (cần kiểm định lại tính chính xác)

  • Có tính giáo dục & thời sự, tăng cường hướng mở (nhiều phương án giải quyết).

  • Phân biệt độ khó và mức độ tư duy: vd câu hỏi “khối lượng riêng của Cr” là câu hỏi rất khó vì ít HS trả lời được nhưng mức độ tư duy chỉ ở mức nhớ - tái hiện.

Bước 4: Viết lời văn cụ thể: gồm phần mô tả tình huống và phần câu hỏi

  • Chứa đựng mâu thuẫn và vấn đề, cần bao hàm trích dẫn, thông tin vừa đủ để HS sử dụng, không cung cấp thông tin lan man/không liên quan.

  • Đối với BT thực nghiệm: cần mô tả thông tin kĩ thuật về dụng cụ hoá chất (trạng thái, nồng độ); hình vẽ cần chính xác, khoa học, đúng tỉ lệ, đúng hình dạng

Bước 5: Giải bài tập, phân tích, đánh giá, điều chỉnh:

  • Cần xem HS cần phân tích thông tin nào, từ đó liên hệ với kiến thức nào đã học

  • Xem HS có dễ hiểu đúng không, HS phải có kiến thức và kĩ năng nào.

Đề kiểm tra

Các bước xây dựng đề kiểm tra:

(1) Xác định mục đích, các yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra.

(2) Xác định thời gian, hình thức kiểm tra (tự luận, trắc nghiệm).

(3) Lập ma trận đề kiểm tra.

(4) Biên soạn nội dung câu hỏi/bài tập theo ma trận.

(5) Xây dựng đáp án, thang điểm.

(6) Xem xét và hoàn thiện đề kiểm tra.

Lưu ý: Số điểm của từng yêu cầu cần đạt phụ thuộc vào:

  • Mức độ quan trọng của mỗi yêu cầu cần đạt cần đánh giá

  • Thời gian làm bài kiểm tra

  • Trọng số điểm quy định cho từng mạch nội dung, từng cấp độ tư duy (nhớ, hiểu, vận dụng, vận dụng cao).

Bảng kiểm – Thang đo – Rubric

Sử dụng để đánh giá:

  • GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, hoặc lượng giá thành điểm

  • Có thể sử dụng tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng

Một số yêu cầu:

  • Cần cho HS tham gia xây dựng tiêu chí

  • Cần cho HS biết các tiêu chí sẽ được sử dụng để đánh giá ngay khi giao nhiệm vụ

  • Các tiêu chí/biểu hiện phải quan sát được

Bảng kiểm (checklist): liệt kê các tiêu chí (phân chia sản phẩm, quá trình hoạt động thành nhiều yếu tố cấu thành), đánh giá có/không, không đánh giá được mức độ

Thang đo (scale): gồm nhiều mức độ của 1 tiêu chí

  • Thang đo dạng số: chọn con số đánh giá phù hợp với mức độ của tiêu chí

  • Thang đo dạng đồ thị: mô tả mức độ theo trục đường thẳng

  • Thang đo dạng mô tả: các mức độ được mô tả chi tiết, thường kết hợp với dạng số

Phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric): bảng mô tả nhiều tiêu chí, mỗi tiêu chí gồm nhiều mức độ được mô tả chi tiết

  • Số lượng tiêu chí chỉ khoảng 3-8 tiêu chí cho một hoạt động, cần diễn đạt sao cho có thể quan sát được (observable).

  • Số mức độ chỉ nên khoảng 3-5 mức, mô tả cụ thể, định lượng được, có thể phân biệt rõ ràng giữa các mức (distinguishable).

Các kĩ thuật khác

Một số lưu ý:

  • Thường dùng để kiểm tra nhanh kiến thức nền, những gì đã học được, ấn tượng, thắc mắc, góp ý, nhận xét… → không mang tính thách đố, thi cử

  • GV cần xem nhanh câu trả lời, mời một số HS trình bày, sau đó GV cần tổng kết, rút ra nhận xét, kết luận → tránh định kiến về ưu/nhược mà HS ghi

Bảng hỏi ngắn, thẻ kiểm tra: gồm một số câu hỏi tự luận/MCQ ngắn gọn → ghi lên bảng hoặc in ra phiếu phát cho HS

Vd: Nêu 3 điều em học được qua bài học hôm nay. Nêu phần em chưa hiểu, cần được giải thích lại…

Kĩ thuật KWL, KWHL:

  • Đầu buổi học/hoạt động: cho HS điền cột K (Know) những kiến thức đã biết về chủ đề, cột W (Want to know) những kiến thức cần biết thêm.

→ là một checklist để sau khi học HS đối chiếu

  • Cột L (Learn) điền sau khi học (có thể điền ở nhà), ghi những điều đã học trong bài học.

  • Cột H (How) ghi cách để tìm hiểu những gì ghi ở W hoặc những gì chưa được học ở L.

Kĩ thuật công não: yêu cầu HS nêu đáp án nhanh (viết/nói, cá nhân/nhóm) trong thời gian ngắn, có thể kết hợp sơ đồ tư duy

Vd: trong vòng 2 phút hãy viết nhiều nhất các phản ứng hoá học liên quan HCl.

Kĩ thuật 321 (3 ưu điểm/HS thích/học được, 2 nhược điểm/không thích/chưa được học, 1 câu hỏi/đề nghị): thực hiện để nhận xét đồng đẳng, hoặc tự đánh giá cuối buổi học.

Đề nghị lựa chọn phương pháp - công cụ KTĐG

Ví dụ về xây dựng công cụ KTĐG

Sách giáo viên.pdf

Tài liệu tham khảo

Phạm Thị Bình, Đặng Thị Oanh, & Nguyễn Ngọc Hà. (2020). Module 3 - Kiểm tra đánh giá HS THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn hóa học. Hà Nội.

Tom Kubiszyn & Gary D. Borich. (2013). Education testing & measurement: Classroom application and practice (10th edition). Wiley.